Cách bày trí mâm lễ động thổ và câu khấn cúng đặt đá xây nhà

Theo quan niệm của người xưa: “đất có thổ công, sông có hà bá” ở mỗi mảnh đất một vị thần cai quản, nên do đó chúng ta cần tỏ lòng thành với họ và nghi lễ động thổ chính thức ra đời. Đây là một trong những truyền thống liên quan đến tâm lâu đời của người Việt ta từ ngày xưa.

Lễ động thổ (đặt đá) là gì?

Nghi thức làm lễ đặt đá xây nhà, hay còn gọi là nghi thức làm lễ động thổ xây nhà ở, là một phần quan trọng trước khi bắt đầu xây dựng ngôi nhà. Trong nghi thức này, người ta thường tiến hành lễ động thổ với mục đích cầu cho mọi việc diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.

Lễ động thổ xây nhà

Nghi thức cất nhà trên đất xây nhà thường bao gồm việc đặt viên đá đầu tiên hoặc ban phước lành cho nền đất nơi sẽ xây dựng ngôi nhà. Đây là một phong tục tập quán tâm linh lâu đời của người Việt, thể hiện sự tôn trọng đất đai và mong muốn sự bình an, may mắn trong quá trình xây dựng. Trước khi động thổ đất đai cho bất kỳ mục đích gì, nghi thức này thường được thực hiện để đảm bảo mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.

Tại sao cần phải làm lễ động thổ khi xây nhà?

Theo quan niệm của người xưa, mỗi mảnh đất đều được một vị thần gọi là Thổ Công (Thổ Địa) trông nom và cai quản. Khi gia đình có ý định xây dựng trên bất kỳ mảnh đất nào, việc thực hiện lễ cúng là cách thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với Thổ Công và các vị thần linh.

Lễ động thổ, đặt đá

Ngoài ra, khi cúng lễ động thổ ( lễ đặt đá) cần  chọn ngày tháng tốt để tiến hành lễ khởi hành đặt đá, các mâm cỗ cúng khang trang nhằm mục mong muốn sự ấm no, hạnh phúc đến gia chủ giúp mọi chuyện diễn ra trơn tru hơn.

Do đó, trong nghi thức làm phép khởi công xây dựng nhà, việc bố thí muối gạo và tiền vàng cho các vong linh lưu lạc được thực hiện nhằm tránh đi những điều tệ hại.

Những lưu ý khi làm nghi lễ động thổ (đặt đá)

Trước khi làm lễ đặt đá (động thổ)

  • Phát quang cây cỏ, bụi rậm nếu có
  • Coi ngày lành tháng tốt, giờ tốt cử hành lễ hợp với mệnh của gia chủ
  • Chuẩn bị dụng cụ cần thiết như xẻng, cuốc, bay, xi măng, cát,… để phục vụ cho buổi lễ.

Sau khi làm lễ đặt đá (động thổ)

  • Khi tiến hành đào móng, tuyệt đối không được đào phần gạch đã đặt lên
  • Các vật phẩm cúng trên mâm cổ như vàng mã, sớ, giấy tiền,… phải hoá vàng toàn bộ
  • Rải gạo, muối,… xung quanh lối ra vào chính sau này
  • Sau buổi lễ, nên tổ chức một mâm cổ nhỏ để gia chủ và thợ thầy cùng nhau thụ lộc các món ăn trong lễ động thổ

Một số nghi lễ cần có

Mâm cỗ cúng

Gạch: khi đặt cần 3 đến 5 viên.

Mâm cỗ cúng động thổ

Hoa tươi: Chọn hoa tươi, đẹp mắt và thơm ngát như hoa cúc, hoa huệ, hoa lan để tạo không gian trang trọng và thanh tịnh.

Nhang và đèn cầy: Nhang thơm và đèn cầy sẽ giúp tạo ra không gian linh thiêng và ấm cúng.

Mâm trái cây: Bày mâm trái cây ngũ quả với các loại trái cây như chuối, táo, nho, cam, và dứa, tượng trưng cho sự đủ đầy và may mắn.

Trà và rượu: Chuẩn bị một ấm trà xanh hoặc trà sen cùng với rượu nếp để cúng kính các vị thần linh và tổ tiên khi làm lễ động thổ rất tốt.

Xôi và chè: Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh kết hợp với chè đậu trắng hoặc chè trôi nước, thể hiện sự hòa hợp và may mắn.

Món ăn mặn: Gà luộc nguyên con, thịt heo quay, hoặc cá kho, tượng trưng cho sự phồn thịnh và bình an.

Bánh chưng hoặc bánh tét: Loại bánh truyền thống này không thể thiếu trong mâm cỗ, thể hiện lòng tri ân và tôn kính.

Tiền vàng mã: Chuẩn bị tiền vàng mã để đốt, gửi đến các vị thần linh và tổ tiên, bày tỏ lòng thành kính và biết ơn.

Bánh kẹo: Một số loại bánh kẹo truyền thống như bánh đậu xanh, bánh cốm, hoặc kẹo lạc, biểu trưng cho sự ngọt ngào và hạnh phúc.

Nước sạch và muối: Một bát nước sạch và một bát muối để thanh tẩy không gian và mời các vị thần linh đến thụ hưởng lễ vật.

Câu khấn khi làm nghi lễ động thổ

Đăt đá

Hôm nay âm lịch: [ ngày…, tháng,…năm(12 con giáp)] , nhằm ngày dương lịch: [ ngày…, tháng…, năm…].

Con tên là [tên gia chủ đầy đủ], Tuổi:[ số tuổi]

Ngày hôm nay là lễ đặt đá ( động thổ), chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa, trà quả, thắp nén tâm nhang, kính thưa rằng nay con khởi tạo động thổ, xây ngôi nhà mới cho gia đình và con cháu.

Nay có mâm lễ kính dâng lên chư vị thánh thần, thổ địa nơi này và các vong linh khuất mặt, mong các vị phù hộ độ trì cho thợ thầy đôi bên hoàn thành công trình một cách thuận lợi, mọi việc hanh thông, gia đình sau này gặp nhiều may mắn, sung túc. Chúng con xin kính cáo và xin mời các vị tới đây hưởng thụ lễ vật.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Khấn lễ động thổ

Kết luận

Nghi thức làm lễ động thổ xây nhà là một phong tục tâm linh lâu đời của người Việt, nhằm cầu mong sự bình an và may mắn trong quá trình xây dựng. Qua việc cúng lễ, gia chủ thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với Thổ Công và các vị thần linh. Mâm cỗ cúng bao gồm các lễ vật như hoa tươi, nhang đèn, mâm trái cây, xôi chè, và các món ăn truyền thống. Việc đặt đá và thực hiện nghi thức cúng là cách đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ, công trình xây dựng nhà trọn gói tại Huế được hanh thông, và giúp cho cuộc sống sau này của gia đình luôn được thuận lợi và bình an. Cầu mong cho mọi chuyện từ khi khởi tạo xây nhà đến khi hoàn thành, thành công mĩ mãn.

Xem thêm: Top 5 mẫu nhà cấp 4 đẹp mê ly











    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    .
    .
    .
    .