Văn khấn cúng nhập trạch, hướng dẫn chuẩn bị nhập trạch nhà mới

Cúng nhập trạch là một trong những nghi lễ rất quan trọng trước khi dọn vào ở trong ngôi nhà mới. Để có thể sinh sống êm đẹp, tràn đầy vượng khí sau này đòi hỏi gia chủ phải tổ chức bày trí, cúng kiếng chuẩn phong thuỷ. Sau đây 2S HOUSE sẽ hướng dẫn văn khấn cúng nhập trạch và cách bày trí đúng phong thuỷ.

Lễ cúng nhập trạch là gì?

Theo quan niệm tâm linh Á Đông, mỗi vùng đất đều có mỗi vị Thổ Thần cai quản, ngoài ra còn có các vong linh khuất mặt khuất mày lang thang khắp nơi. Do đó cúng nhập trạch như một hình thức trình diện và “đăng ký” với các vị thánh thần, ma quỷ ở đây với mong cầu được bình an, không bị quấy phá và có một cuộc sống sung túc trong ngôi nhà mới.

cúng nhập trạch
Cúng nhập trạch là nghi lễ rất quan trọng trước khi vào nhà mới

Đây là một nghi lễ cổ truyền được lưu truyền qua ngàn đời nay, thể hiện tấm lòng cung kính và tôn trọng với các vị thánh thần, mang đậm nét đời sống tâm linh của dân tộc ta.

Ý nghĩa của cúng nhập trạch?

Như các bạn đã biết, cúng nhập trạch được xem như là hình thức xin phép và “đăng ký hộ khẩu” với các vị thổ địa, thổ công, vong linh trước khi dọn vào sinh sống trong ngôi nhà mới. Nghi lễ này vừa có ý nghĩa tâm linh, vừa mang ý nghĩa cung kính, tôn trọng bề trên của con người Việt Nam ta.

Hướng dẫn bày trí mâm lễ cúng nhập trạch

Mâm cúng nhập trạch gồm những gì?

Mâm cúng nhập trạch cũng tương tự như những nghi lễ cúng khác của người Việt, bao gồm các vật phẩm quen thuộc như:

  • Lọ hoa tươi
  • Một con gà luộc, xôi hoặc bánh chưng
  • Một đĩa muối + gạo trắng, hạt nổ
  • Rượu trắng
  • Một bao thuốc, lạng chè
  • Tiền, vàng mã.
  • Năm lá trầu, năm quả cau
  • Mâm ngũ quả

Gia chủ có thể bài trí mâm nhập trạch thuần chay hoặc mặn đều được, tuỳ vào mong muốn và tinh thần của gia đình. Tuy nhiên không thể thiếu hoa tươi, món chính, mâm ngũ quả và vàng mã. Mâm ngũ quả gồm các loại quả có tên gọi trùng với mong muốn của mình, ví dụ chuối, sung, dừa, đu đủ, xoài, mãng cầu,… Còn vàng mã có thể sắm thêm các bộ như phụ kiện, áo quan, mũ quan, thỏi vàng,…

cúng nhập trạch
Mâm cúng nhập trạch không quá cầu kỳ, gồm các món đậm chất Việt Nam

Các bước thực hiện nghi lễ nhập trạch nhà mới

Đầu tiên, khi bắt đầu lễ nhập trạch, gia chủ cần đốt lò than và đặt ngay trước cửa ra vào. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể đến nhà trước để đốt lò. Khi xe chuyển nhà đến, hãy sắp xếp các đồ cúng lên mâm một cách ngay ngắn và chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng để tiến hành nghi thức cúng chuyển nhà.

cúng nhập trạch
gia chủ cần đốt lò than và đặt ngay trước cửa ra vào

Chủ nhà, thường là người nam trụ cột gia đình, sẽ bước qua lò than vào nhà trước tiên (chân trái trước, chân phải sau), tay cầm bát hương và bài vị gia tiên. Các thành viên khác lần lượt bước qua lò than, mang theo các vật phẩm thờ cúng còn lại.

Việc đầu tiên khi bước vào nhà là bật tất cả đèn và mở mọi cửa, cửa sổ, tượng trưng cho việc khai thông khí và đánh thức ngôi nhà. Một số thành viên sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên và bàn thờ thần tài thổ địa cho ngay ngắn.

Sau đó, một người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn, trong khi các thành viên còn lại đứng trước mâm cúng, chắp tay nghiêm trang. Sau khi đọc văn khấn, trong lúc chờ nhang tàn, gia chủ nên bật bếp, nấu nước để pha trà, để nước sôi khoảng 5-7 phút trước khi pha. Trà sẽ được dâng lên mâm cúng và để các thành viên trong nhà thưởng thức. Việc nấu nước mang ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho ngôi nhà mới.

cúng nhập trạch
Đừng quên nấu nước, pha trà để khai hoả cho ngôi nhà của mình nhé

Cuối cùng, gia chủ tiến hành hoá vàng (đốt vàng mã) và đợi khi đã cháy hết thì dùng rượu tưới lên tàn tro. Giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt lên bàn thờ ông Táo, biểu trưng cho sự no đủ. Khi đó, lễ nhập trạch xem như hoàn tất, bạn có thể đem các thùng đồ vào nhà và sắp xếp theo ý muốn.

Xem thêm: Cách bày trí mâm lễ động thổ và câu khấn cúng đặt đá xây nhà

Văn khấn nhập trạch nhà mới chuẩn Việt

” Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,

Con kính lạy chư vị Tôn Thần,

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản khu vực này

Con kính lạy các vị vong linh khuất mặt khuất mày,

Hôm nay là ngày… (âm lịch) tháng… (âm lịch) năm [12 con giáp], nhằm ngày…tháng…năm… (dương lịch).

Con tên là:…., tuổi…. hôm nay ngày lành tháng tốt, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm nhang dân lên các chư vị, kính cẩn tâu trình:

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, cầu xin các chư vị cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới tại:…. (địa chỉ cụ thể). Xin phép được rước vong linh gia tiên của chúng con về nơi này để thờ phụng.

Chúng con cầu xin các chư vị phù hộ độ trì cho gia đình chúng con gặp nhiều may mắn, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào, vạn sự như ý, mọi việc hanh thông.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì, kính mời các chư vị đến hưởng thụ lễ vật.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! “

Kết luận

Như vậy, chỉ với các bước khá đơn giản, gia chủ đã có thể tự chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch cũng như văn khấn nhập trạch cho ngôi nhà mới của mình rồi. Khi lựa chọn xây nhà trọn gói tại Huế, 2S HOUSE luôn dành sự hỗ trợ tận tình, nêu rõ các bước cụ thể các nghi lễ để gia chủ mới hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ. Chúc gia đình bạn vạn sự như ý, thuận lợi bình an.

Để lại thông tin tại đây để kiến trúc sư 2S HOUSE gọi tư vấn kỹ lưỡng cho bạn











    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .
    .
    .