Ý nghĩa lễ thượng lương khi xây dựng nhà

Theo quan điểm của người xưa lễ thượng lương hay còn gọi là lễ cất nóc nhà. Là dịp để bày tỏ lòng thành tới các vị thánh thần, cầu mong tổ ấm của mình sẽ được bảo vệ, chống chọi lại thiên tai và mọi chuyện trong gia đình suôn sẻ, gia đình hạnh phúc ấm no.

Lễ thượng lương cần làm những gì?

Thượng lương hay còn gọi là lễ đổ mái, là một trong những nghi lễ quan trọng trong quá trình xây dựng nhà cửa ở Việt Nam. Để tổ chức lễ cất nóc, bạn cần thực hiện những bước sau:

Chọn ngày đẹp và giờ tốt phù hợp với tuổi của chủ nhà, tránh xung khắc với tuổi các thành viên trong gia đình.

 

Lễ vật thường bao gồm mâm cúng và các vật phẩm cần thiết.

Thường mâm lễ cúng sẽ có: Gà luộc, xôi, trái cây, hoa tươi, trầu cau, rượu trắng, nước, hương, nến, vàng mã,…

 

Trước hết khi thực hiện một lễ thượng lương cần thông báo trước cho đội ngũ thi công về thời gian cất nóc để họ chuẩn bị và phối hợp thực hiện đúng tiến độ

Sau đó các bước tiếp theo là chủ nhà hoặc người được mời (thường là người có uy tín hoặc kinh nghiệm trong việc làm lễ) tiến hành nghi lễ cúng.

Có thể nói thắp hương và khấn cầu là những điều không thể thiếu. Nội dung văn khấn thường là lời cầu nguyện cho ngôi nhà mới được bền vững, gia đình bình an, công việc thuận lợi.

Tiếp theo, đổ tiếp bê tông phần mái. Sau khi hoàn tất nghi lễ cúng, đội ngũ thi công sẽ tiến hành đổ bê tông phần mái nhà.

Sau khi hoàn thành lễ cất nóc, chủ nhà thường mời thợ xây và người thân, bạn bè dùng bữa cơm để chia sẻ hạnh phúc cùng gia đình.

Lễ cất nóc có thật sự quan trọng không?

Truyền thống văn hóa thượng lương giúp duy trì và truyền tải giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể nói là phong tục lâu đời và gắng bó mãi mãi với con người Việt Nam ta.

 

Là dịp để gia đình, bạn bè và hàng xóm cùng nhau tham gia, chia sẻ niềm vui và cầu nguyện cho ngôi nhà mới. Nghi lễ này thúc đẩy sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng.

Lễ thượng lương đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng ngôi nhà, khi công trình đã hoàn thành phần khung và chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn thiện. Đây là cơ hội để thợ xây và gia chủ cùng nhau chúc mừng và nhìn lại những nỗ lực đã bỏ ra.

Những thủ tục quan trọng khi làm lễ 

Chọn ngày cất nóc nhà

Việc chọn ngày giờ tổ chức lễ cất nóc nhà có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa phong thủy của Việt Nam. Việc này không chỉ mang lại sự may mắn mà còn đảm bảo lễ cất nóc diễn ra suôn sẻ, một bước đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng ngôi nhà mới.

 

Tránh những ngày giờ không tốt:

  • Ngày Tam Nương: 3, 7, 13, 18, 22, 27 (âm lịch).
  • Ngày Thọ Tử: 5, 14, 23 (âm lịch).
  • Ngày Dương Công Kỵ Nhật: 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8/7, 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12 (âm lịch).

Nên chọn những ngày giờ thuận lợi:

  • Các ngày: 1, 2, 4, 6, 10, 12, 15, 16, 17, 20, 24, 26, 28, 30 (âm lịch)

Văn khấn trong lễ thượng lương

Hôm nay âm lịch: [ ngày…, tháng,…năm(12 con giáp)] , nhằm ngày dương lịch: [ ngày…, tháng…, năm…].

Con tên là [tên gia chủ đầy đủ], Tuổi:[ số tuổi]

Ngày hôm nay, chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa, trà quả, thắp nén tâm nhang, kính thưa rằng nay con khởi tạo động thổ, xây ngôi nhà mới cho gia đình và con cháu.

Hôm nay là ngày lành tháng tốt, chúng con chọn được giờ đẹp để làm lễ thượng lương, dựng nóc căn nhà. Cúi xin các ngài thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Xin các ngài phù trì cho công trình được hoàn thành suôn sẻ, thợ thuyền được an toàn, không gặp tai nạn, công việc tiến hành nhanh chóng.

Chúng con cầu xin các ngài ban phúc, ban lộc, ban sức khỏe, cho gia đình chúng con được an khang, thịnh vượng, mọi sự bình an. Công trình sau khi hoàn thành sẽ vững chãi, bền bỉ, mang lại sự may mắn và thành công cho gia chủ.

Thủ tục cất nóc thực hiện theo trình tự như thế nào?

Bước 1: Chọn ngày và giờ cất nóc

Cần xem ngày lành tháng tốt

Bước 2: Chuẩn bị bàn thờ

Cúng bàn gia tiên hoặc mâm cúng ngoài trời.

Bước 3: Sắm đủ lễ

Sắp đặt đủ lễ cúng theo trình tự và bày trí gọn gàng lên bàn thờ.

Bước 4: Thắp nhang

Tạo nên không khí cất nóc, gia chủ hoặc người nhận công trình thấp nhan.

Bước 5: Thực hiện nghi thức cúng lễ thượng lương

Mỗi miền, mỗi phong tục tập quán khác nhau

Bước 6: Hạ lễ

Đợi hương tàn mới được đem xuống

Bước 7: Hoàn tất thủ tục sau lễ

Thực hiện các thủ tục như hóa vàng, thụ lễ và chúc mừng, tùy thuộc vào truyền thống và tâm linh của gia đình.

kéo lên nóc làm lễ thượng lương

Những điều cần thiết khi cất nóc nhà

  • Mời những người hợp cung mệnh và tuổi với gia chủ để tăng thêm may mắn và năng lượng tích cực cho ngôi nhà mới.
  • Tránh tổ chức lễ trong những ngày có khả năng mưa, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho nghi lễ thượng lương diễn ra tốt đẹp hơn.
  • Không xây mái nhà quay về hướng góc đình, miếu, hoặc ao hồ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vận may của gia đình.
  • Đổ mái nhà sao cho mặt dài hướng về phía Nam, phần đỉnh kéo từ Đông sang Tây để tối ưu hóa ánh sáng và nhiệt độ trong nhà.
  • Điểm góc mái là nơi xung yếu, cần xây dựng chắc chắn và vững vàng để ngôi nhà luôn an toàn.
  • Sử dụng màu nâu sẫm hoặc xanh cho mái nhà để mang lại may mắn theo quan điểm phong thủy.

Kết luận

Lễ thượng lương, hay lễ cất nóc nhà, là một nghi thức quan trọng trong văn hóa xây dựng của người Việt. Nghi lễ này nhằm cầu mong ngôi nhà mới bền vững, tránh thiên tai và các vong linh phá phách. Quá trình tổ chức bao gồm việc chọn ngày giờ tốt, chuẩn bị lễ vật, thực hiện nghi lễ cúng, và đổ bê tông phần mái. Công ty 2S HOUSE chúng tôi chuyên xây dựng nhà trọn gói tại Huế, xin chịu trách nhiệm các mảng trong đó không chỉ mang ý nghĩa phong thủy mà còn gắn kết gia đình và cộng đồng, duy trì truyền thống và tạo nên sự an khang, thịnh vượng cho gia đình.

Xem thêm: Nghi thức lễ động thổ khi xây dựng nhà cần phải biết











    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .
    .
    .